Thuật ngữ và từ vựng tiếng Anh chuyên ngành in ấn còn khá mới lạ vì khá ít người theo ngành này. Tuy nhiên ngành in ấn đã xuất hiện và có từ lâu đời, hơn nữa đây cũng là ngành quan trọng góp phần vào làm tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, xã hội phát triển mạnh về mặt kỹ thuật và công nghệ, kỹ thuật dịch và phiên dịch chuyên ngành in ấn cũng không ngoại lệ. Do đó hôm nay hãy cùng IELTS TUTOR tìm hiểu các thuật ngữ cũng như những từ vựng chuyên ngành in ấn hay gặp nhất hiện nay nhé. Bên cạnh cách viết bài IELTS Writing không bị dư chữ, IELTS TUTOR hướng dẫn Bài sửa đề thi IELTS Writing Task 2 ngày 22/8/2020 của HS đi thi đạt 7.0 Writing.
I. TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH IN ẤN
1. Giới thiệu chung
IELTS TUTOR lưu ý:
- Từ chuyên ngành in ấn được xem là một trong những chuyên ngành có lịch sử hình thành từ khá lâu đời. Và chúng ta có thể tìm thấy cái nôi của lĩnh vực này trên mảnh đất Trung Hoa từ lâu vào thế kỷ VI với sự phát triển manh nha đầu tiên đó chính là kỹ thuật in ấn trên gỗ. Đây chỉ mới là sự bắt đầu, và mãi cho đến khi in ấn kim loại xuất hiện lần đầu thì con người mới chạm tay được đến kỹ thuật in ấn hiện đại.
- Được xem là cha đẻ của nghề in ấn chữ kim loại – Johannes Gutenberg đã được cả thế giới vinh danh và được xem là ông tổ của nghề in.
- Công nghệ khắc in cổ đại tuy bắt nguồn từ cái nôi của nền văn minh châu Á, nhưng in ấn hiện đại lại được manh nha và hình thành từ các nước phát triển phương Tây. Vì vậy, những nguồn tài liệu về các kỹ thuật, nghiên cứu chuyên ngành in ấn, cần có phương tiện và giải pháp để đưa tinh hoa công nghệ in ấn hiện đại lan rộng và thông dụng.
2. Chuyên ngành in ấn trong dịch thuật
a. Yêu cầu cơ bản của dịch thuật chuyên ngành in ấn
IELTS TUTOR lưu ý:
- Sau khi máy in ra đời thì in ấn dần trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ Tây sang Đông, dần dần các nghiên cứu khoa học được phát triển, các thông tin kỹ thuật ra đời, các kiến thức chuyên ngành được hình thành và nghiên cứu rộng rãi, chính điều đó đã tạo nên một lượng tài liệu vô cùng lớn và đa dạng cho ngành in ấn.
- Dịch thuật cho chuyên ngành in ấn cũng dần phát triển ra từ đó. Tuy nhiên vì ngành in ấn vốn tài liệu đa dạng và lâu đời nên khối lượng từ vựng thuật ngữ chuyên ngành dẫn đến lượng dịch thuật viên phải đông đảo và có trình độ chuyên môn cao.
- Các tài liệu phần lớn tập trung ở các quốc gia lớn như Trung Quốc, Anh, Pháp… Vì thế việc biết đa ngôn ngữ chính là một trong những yêu cầu vô cùng cần thiết đối với nghiệp vụ dịch thuật chuyên ngành này. Đảm bảo được mọi nguồn văn nguồn có thể được chuyển ngữ một cách chính xác và cũng như dần làm cho các rào cản trong quá trình tiếp nhận thông tin kỹ thuật, tri thức mới về nghề in biến mất.
b. Các loại tài liệu chuyên ngành in ấn cần được dịch thuật
IELTS TUTOR lưu ý:
- Dịch thuật tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, máy móc dùng trong in ấn.
- Dịch thuật đa ngữ các kiến thông tin kỹ thuật in ấn hiện đại.
- Dịch thuật công chứng các tài liệu chuyển giao công nghệ chuyên ngành in ấn.
- Dịch thuật đa ngữ các thông tin về vật liệu in ấn.
c. Dịch thuật chuyên ngành in ấn cần đa ngữ
IELTS TUTOR lưu ý:
- Như đã nói ở trên ngành in ấn có một lịch sử hình thành – phát triển cũng như đã trải qua nhiều giai đoạn cùng với sự đóng góp của rất nhiều quốc gia trên thế giới nên dẫn đến tài liệu chuyên ngành in ấn được lưu giữ ở nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Do nhiều tài liệu in ấn được lưu trữ dưới dạng ngôn ngữ khác nhau nên yêu cầu người dịch cần biết đa ngữ và sử dụng chúng một cách linh hoạt và phù hợp với từng ngữ cảnh
II. NHỮNG TỪ VỰNG VÀ THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG NGÀNH IN ẤN
1. Các thuật ngữ cơ bản trong in ấn
IELTS TUTOR lưu ý:
- RIP: Bộ xử lý hình ảnh raster (RIP), được sử dụng trong in ấn để tạo ra hình ảnh raster phù hợp phục vụ trong in ấn. Quá trình sẽ biến bất kỳ một file hình ảnh, văn bản, raster hoặc vector thành một một files có độ phân giải cao mà thiết bị in có thể hiểu được.
- Overprint (in đè): Đó là một quá trình mà khi in, mực sẽ chồng lên nhau. Overprint thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng đặc biệt, màu sắc và bóng. Nhưng nó có thể gây ra một số lỗi ngoài ý muốn như khi có 2 màu trộn vào nhau. => IELTS TUTOR hướng dẫn Cách dùng tính từ "over the top" tiếng anh
- Opacity: Opacity là một thuộc tính của phần mềm thiết kế đồ họa photoshop, AI, Corel. No quy định độ trong suốt của hình ảnh hoặc một nền màu nào đó.
- Watermark: Cách đánh dấu sản phẩm thiết kế thuộc về bạn, công ty của bạn. Nó là cách đánh dấu sản phẩm thiết kế có bản quyền.
- Lorem ipsum: Còn hay gọi là “chữ giả”, lorem ipsum được sử dụng để thay thế cho các phần nội dung chính của thiết kế khi chúng chưa được chuẩn bị sẵn sàng. Sử dụng “chữ giả” để người nhìn có thể hình dung được một thiết kế sẽ có hình dáng như thế nào khi phần nội dung thật được đặt vào sau đó.
- Typography: Typography còn được gọi là nghệ thuật sắp đặt chữ. Truyền tải thông tin, ý tưởng thông qua việc kết hợp & sắp đặt chữ cái bắt mắt. Thu hút người xem, người đọc ngay từ lần đầu xem.
- Template: Là các mẫu thiết kế có sẵn được giới thiệu free hoặc trả phí trên mạng. Người dùng chỉ việc download, chỉnh sửa một số nội dung cơ bản => Tham khảo thêm CÓ NÊN HỌC TEMPLATE IELTS WRITING & SPEAKING?
- Bleed – ngoài mép tờ giấy: Bleed giúp máy in xác định chính xác tệp giấy để in, sao cho đúng vùng cần in, giấy được cắt theo kích cỡ phù hợp và để màu được tái tạo một cách chính xác nhất. Mặc dù thông số kỹ thuật Bleed của từng máy in không giống nhau, nhưng bạn nên sử dụng với độ tràn màu từ ½ inch trở lên. Phần mềm InDesign có các cài đặt được tích hợp sẵn, giúp bạn dễ dàng hơn khi sử dụng và cài đặt.
- Mockup: Mockup trong thiết kế in ấn được hiểu là các tạo dựng bản thiết kế lên môi trường thực tế trên máy tính. Giúp người xem có thể hình dung bố cục, sự hài hòa của sản phẩm trong không gian thực tế. Đặc biệt khi thiết kế logo, bảng mẫu logo sẽ tiến hành mockup lên một số môi trường quen thuộc. Để xem khả năng thích ứng của logo với sự biến đổi của môi trường.
- Khóa font: Thuật ngữ thiết kế in ấn khóa font trong thiết kế in ấn rất quan trọng. Khi bạn quên khóa font mà gửi file in cho nhà in. Rất có thể bản in ra sẽ bị lỗi font, không thể sử dụng được. Trong thuật ngữ thiết kế in ấn, khóa font có thể hiểu đơn giản là cách chuyển đổi font chữ sang dạng vector hoặc điểm ảnh. Khi gửi sang máy khác không có font thì cũng không sao => Tham khảo thêm Cách dùng danh từ "text" tiếng anh
2. Thuật ngữ về màu sắc và mực in
a. Hệ màu sắc tiêu chuẩn – Pantone colour (Bảng màu Pantone)
IELTS TUTOR lưu ý:
- Pantone colour có thể hiểu là bảng mã màu tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Hệ thống màu sắc này được thiết kế bởi tập đoàn đa quốc gia X-Rite – Pantone LLC – một cơ quan màu sắc nổi tiếng thế giới.
- Xuất phát từ việc truyền tải màu sắc bằng tên gọi thường dẫn đến sự sai lệch màu sắc giữa bản in và ý tưởng ban đầu. Năm 1963, Lawrence Herbert, cha đẻ của Pantone đã hệ thống các màu sắc thành một bảng mã màu gọi là Pantone Matching System (PMS), theo đó mỗi màu sắc được biểu thị bằng một mã số riêng, tạo thành quy chuẩn chung. Từ đây, mọi người truyền đạt ý tưởng màu sắc bằng các con số cố định, không có sự sai lệch màu sắc xảy ra=> IELTS TUTOR hướng dẫn Tổng hợp từ vựng chỉ màu sắc (Topic Colour) trong Tiếng Anh
b. Các mã màu – CMYK và RGB
IELTS TUTOR lưu ý:
- CMYK là viết tắt Tiếng Anh của C: Cyan (lục lam), M: Magenta (đỏ tươi), Y: Yellow (vàng), K: Key (đen). Đây là 4 màu cơ bản tạo thành dãy màu CMYK, đặc điểm của các màu này là sự loại trừ, khi bạn in đè chúng cùng một vị trí trên giấy màu trắng thì sẽ nhận được màu đen.
- Khi kết hợp 4 màu sắc này với nhau sẽ tạo ra các màu sắc pha trộn khác nhau như cam (Yellow + Magenta), xanh lá (Cyan + Yellow),… Sử dụng màu CMYK sẽ cho màu sắc đẹp, có độ tương phản cao, đây cũng được xem là dãy màu có khả năng hấp thụ ánh sáng rất tốt.
- RGB được viết tắt bởi 3 từ Red, Green, Blue, được biết đến là hệ thống màu cộng. Màu đỏ, xanh lá cây, và xanh lam được biết đến như ba màu gốc trong mô hình màu ánh sáng bổ sung, khi kết hợp 3 màu này lại với, sẽ ra được màu trắng gốc.
- Như vậy, màu CMYK và RGB sẽ được sử dụng dựa trên các mục đích khác nhau. Với các thiết kế digital trên web, chỉ hiển thị dưới dạng digital, bạn cần chọn lựa màu RGB; nếu bạn sử dụng bản thiết kế để in ấn thì hãy sử dụng hệ màu CMYK.
c. Các loại mực in
IELTS TUTOR lưu ý:
Trong in ấn, không chỉ xuất hiện một loại mực in dạng lỏng thông thường mà còn sử dụng mực thể rắn, bột màu và thuốc nhuộm.
- Mực in thể rắn (solid): là một viên gạch màu được sử dụng để in. Chúng được dùng bằng cách chà lên vật phẩm được in. Để in màu rực rỡ, mực solid có thể là lựa chọn tuyệt vời. Loại mực này thường được sử dụng trong máy in offset.
- Mực in dạng bột: được làm từ một loại bột mịn. Bột màu tồn tại trong một thời gian dài mà vẫn duy trì được các thuộc tính của màu sắc. Bột màu có giá thành cao hơn một chút so với bột nhuộm. Loại mực này thường sử dụng cho máy in laser.
- Mực in dạng lỏng: Đúng như tên gọi của nó, chúng là loại mực dạng lỏng được đựng trong các ống riêng biệt. Khi in, mực được bơm qua các vòi nhỏ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chúng cho bản in có màu sắc rực rỡ, sắc nét, thích hợp in ảnh và bản vẽ. Tuy nhiên, dễ bị lem, không bền màu, phai dần theo thời gian. Loại mực này thường được sử dụng trong máy in phun.
- Thuốc nhuộm (mực Dye): là một loại chất lỏng, khi ngâm nó ngấm vào các sợi giấy để tạo màu. Nó có thể tạo ra màu sắc rực rỡ nhưng lại dễ bị ẩm hoặc nhòe và nó là loại mực bị phai nhanh nhất.
d. Thuật ngữ về giấy in
IELTS TUTOR lưu ý:
Tùy thuộc vào mục đích in, loại ấn phẩm cần in hay loại máy in mà sử dụng các loại giấy in phù hợp. Hiện nay, trong ngành in ấn sử dụng các loại giấy in khác nhau như giấy tráng phủ, giấy không tráng phủ, giấy bóng, giấy mờ, giấy nghệ thu…
- Giấy không tráng phủ (uncoated papers): Là những loại giấy có bề mặt nhám, không láng bóng. Tuy nhiên tùy vào độ trắng khác nhau mà giấy không tráng phủ cũng cho chất lượng màu sắc hình ảnh cũng khác nhau. Thông thường khi in trên loại giấy này thì độ sắc nét của hình ảnh chỉ đạt mức trung bình khá. Một đặc điểm khác biệt cơ bản của loại giấy này so với giấy tráng phủ là có thể viết lên trên mặt giấy. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là: Giấy Ford, Giấy Kraft.
- Giấy tráng phủ (coated papers): Đây là loại giấy được tráng phủ một lớp phụ gia (thường là cao lanh trộn với nhựa thông). Lớp tráng phủ này sẽ lấp đầy những lỗ trống trên bề mặt giấy. Nó làm cho giấy trở nên láng mịn hơn, cải thiện độ mờ đục và khả năng hấp thụ màu sắc. Điều này giúp cho việc tái tạo màu sắc được trung thực nên hình in rất đẹp. Giấy tráng phủ có thể được tráng 1 mặt và 2 mặt. Và loại giấy tráng phủ đặc trưng cũng rất quen thuộc trên thị trường: Giấy Briston, Ivory, Giấy Duplex, Giấy Decal, Giấy Cristal,… => Tham khảo thêm Cách dùng từ "newspaper" tiếng anh
- Giấy mờ: Để sử dụng hàng ngày và thông thường, giấy in này hoạt động tốt với máy in phun. Bề mặt của nó là thấm và nhanh chóng khô cho mực.
- Giấy bóng: Thường bị nhầm lẫn với giấy ảnh vì bề mặt bóng loáng của nó. Tốt cho sử dụng chung, tuy nhiên nó là dễ bị bẩn. Một giấy chất lượng cho ảnh nhưng phải mất một chút thời gian để làm khô mực khi in.
e. Thuật ngữ về máy in
IELTS TUTOR lưu ý:
- DPI: Chỉ số DPI còn dùng trên thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,…Một đơn vị khác hay sử dụng cho màn hình là ppi. PPI là viết tắt của Pixels Per Inch, chỉ số điểm ảnh trên 1 inch vuông. Các thiết bị điện tử thường sử dụng ppi nhiều hơn DPI. là viết tắt của cụm từ Dots Per Inch là đơn vị đo lường các điểm chấm trong ngành in ấn. Đây là đơn vị biểu thị lượng mực phun lên 1 inch bề mặt. Nếu máy in có chỉ số DPI càng lớn thì mực phủ càng nhiều.
- Bubble jet printer – Máy in phun bọt từ: Là một định nghĩa khác về máy in Phun mực (inkjet) của hãng Canon.
- Network Printer – Máy in mạng: Là máy in được định nghĩa dùng chung cho nhiều người sử dụng mạng. => IELTS TUTOR hướng dẫn Từ vưng topic Internet - communication IELTS
- Print Server: Máy chủ/máy dịch vụ mạng
- Printer memory – Bộ nhớ của máy in: Là bộ nhớ được thiết kế bên trong giúp máy in tái tạo các hình ảnh (image) cần in được truyền từ máy tính ra theo ngôn ngữ mô tả trang (page description language).
- Ink Cartridge – Hộp mực: Thường được dùng để chỉ các hộp mực lỏng trong các máy in phun mực.
- Toner Cartridge : Hộp mực máy in laser /máy in LED.
- Ink Refill: Là việc tái nạp mực cho hộp mực rỗng (sau khi in hết mực). => IELTS TUTOR hướng dẫn Cách dùng động từ "fill" tiếng anh
- PPM – Pages per minute: Đơn vị đo tốc độ in tính bằng Số trang/phút.
- LPM – Lines per minute: Đơn vị đo tốc độ in tính bằng Số dòng / phút.
- CPS – Characters per second: Đơn vị đo tốc độ in tính bằng Số ký tự /giây.
III. CÁC CÔNG NGHỆ IN ẤN HIỆN NAY
IELTS TUTOR lưu ý:
- In offset: Là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. In offset thường dùng để in phiếu bảo hành, thiệp mời cưới, in sách, vỏ hộp bao bì sản phẩm…
- In UV: Công nghệ in UV là kỹ thuật in kỹ thuật số, in phun mực trực tiếp lên bề mặt in, sau đó sử dụng tia UV – tia cực tím để sấy khô và xử lý màu sau khi in. Cụ thể, khi máy in phân bố màu lên bề mặt chất liệu (gọi là “chất nền”), tia UV cũng được chiếu lên ngay sau đó làm màu khô, bền ngay lập tức.
- In lụa: Là một trong những công nghệ in ấn lâu đời. Sử dụng các bản in, khuôn in lưới có thể in trên hàng loạt các vật liệu và bề mặt in không hoàn toàn bằng phẳng. In lụa thường dùng để in ấn trên áo thun hoặc các bề mặt kính, gỗ…Phương pháp in lụa dựa theo nguyên lý chỉ một phần mực in thấm qua lưới, một số mắt lưới còn lại được bịt kín bằng hóa chất nên còn gọi là phương pháp in lưới.
- In flexo (flexography): Là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Trục anilox là một trục kim loại, bề mặt được khắc lõm nhiều ô nhỏ (cell). Trong quá trình in, trục được nhúng một phần trong máng mực, mực sẽ lọt vào các ô trên bề mặt trục, phần mực nằm trên bề mặt sẽ được dao gạt mực gạt đi. Sau đó khuôn in sẽ tiếp xúc với trục và nhận mực từ trong các cell trên bề mặt trục in.
- In ống đồng: Những phần tử hình ảnh cần in được khắc lõm vào một trục in kim loại. Khi in mực in được dẫn lên khuôn in bít đầy bản khắc. Nhờ áp lực của máy hình ảnh, phẩn từ in sẽ được in lên bề mặt vật liệu. In ống đồng thường được ứng dụng trong sản xuất số lượng lớn như in báo chí, bao bì, màng co nilon… Ngay cả in thủ công là in lụa vẫn có ưu thế riêng của nó như in với số lượng ít, chi phí thấp, và trên nhiều loại chất liệu và bề mặt khác nhau.
Trên đây là những từ vựng và thuật ngữ cơ bản cũng như thường hay xuất hiện trong các bài liên quan đến chuyên ngành in ấn. Các bạn có thể tham khảo thêm từ vựng các chuyên ngành khác tại TOEIC TUTOR nhé.
Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE
>> Thành tích học sinh IELTS TUTOR với hàng ngàn feedback được cập nhật hàng ngày