"TẤT TẦN TẬT" NHỮNG ĐIỀU PHẢI GHI NHỚ TRƯỚC KHI ĐI THI IELTS SPEAKING

· Speaking

Bên cạnh HƯỚNG DẪN TỪ A ĐẾN Z PHƯƠNG PHÁP HỌC IELTS SPEAKING SIÊU HIỆU QUẢ, dưới đây, IELTS TUTOR xin hướng dẫn bạn những điều phải ghi nhớ trước khi đi thi IELTS Speaking.

IELTS Speaking

Trong một kì thi IELTS, thí sinh phải thi 4 kĩ năng ” nghe, nói, đọc, viết” trong đó phần Speaking là phần thi cuối cùng - nhằm mục đích kiểm tra kĩ năng nói của các thí sinh. Đây là phần mà bạn sẽ nói chuyện trực tiếp với examiner khoảng từ 11 – 15 phút.

Một bài Spesking test gồm 3 phần, hoàn thành xong 3 phần trong speaking đồng nghĩa với việc bạn đã hoàn thành toàn bộ bài thi.

Section 1: 4 – 5 phút

Trong phần này bạn sẽ được hỏi các câu hỏi chung về bản thân như giới thiệu tên, tuổi, sở thích…. Nói chung là các câu hỏi cho lần gặp gỡ đầu tiên giữa 2 người. Thông thường phần này sẽ được chia thành 3 phần nhỏ:

– sub-section 1: hỏi về tên, tuổi, người nước nào, ID…

– sub-section 2: hỏi về bản thân, gia đình, công việc hiện tại

– sub-section 3: hỏi về các vấn đề sở thích, các câu hỏi này được chọn từ những câu hỏi mẫu

Như bạn thấy, đây là phần rất chung và rất dễ lấy điểm. Vì vậy, hãy thực tập thật nhiều để gây ấn tượng tốt, và cũng là để lấy tinh thần cho các phần sau. Phần này tuy chỉ là những câu hỏi đơn giản, tuy nhiên bạn cũng không nên trả lời quá ngắn gọn, mà cũng đừng quá dài, giống như đã học thuộc trước. Nên dài từ 2-3 câu cho mỗi câu hỏi.

Section 2: 4 – 5 phút

Bạn sẽ nhận được một chủ đề và nói một mình trong khoảng 1 – 2 phút. Tuy nhiên trước đó bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị những ý bạn sẽ nói, bạn sẽ được cung cấp giấy và viết để take note. Chú ý rằng, mặc dù bạn có tối đa 2 phút để nói về chủ đề nào đó, hãy cố gắng nói càng nhiều càng tốt cho đến khi nào examiner kêu bạn ngừng lại, bạn sẽ không bị trừ điểm vì nói quá nhiều đâu.

Đây là phần tương đối khó, vì bạn sẽ nói một mình về một chủ đề nào đó, examiner sẽ không hỏi câu nào trong phần này cả. Hãy tận dụng tối đa thời gian này, ghi ra các ý chính bạn sẽ nói, trong quá trình nói nếu quên bạn có thể nhìn vào tờ giấy bạn vừa ghi để tiếp tục.

Tìm hiểu kỹ hơn tại:

Section 3: 4 – 5 phút

Ở phần này, bạn sẽ được hỏi các câu hỏi liên quan đến chủ đề mà bạn đã nói trong section 2. Thông thường phần này sẽ yêu cầu bạn có khả năng sử dụng nhiều cấu trúc câu khác nhau và từ vựng trong khi nói.

Tìm hiểu kỹ hơn tại:

Tiêu chí chấm thi IELTS Speaking

IELTS SPEAKING RUBRIC

broken image

Tìm hiểu kỹ hơn tại: 4 TIÊU CHÍ CHẤM THI IELTS SPEAKING

Những điều cần lưu ý

1. Bình tĩnh

Bạn càng lo lắng, bồn chồn thì khi nói bạn sẽ càng dễ vấp hơn. Thật khó có thể vừa phải cố gắng sử dụng nhiều loại từ vựng, đảm bảo cấu trúc ngữ pháp đúng và phải có ý nghĩa. Nhưng hãy luôn giữ bình tĩnh.

broken image

Giám khảo sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và chính bài thi cũng được thiết kế để giúp bạn tự tin hơn, bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản với chủ đề quen thuộc sau đó mới nâng dần độ khó. Bạn có thể thấy giám khảo trông như “robot” vậy nhưng đó là bản chất của cuộc thi và nhiệm vụ của giám khảo là đọc câu hỏi, đưa ra hướng dẫn và đánh giá khả năng ngôn ngữ của bạn.

Bạn hãy cứ thoải mái, thư giãn, và làm tốt nhất có thể nhé.

2. Hãy tập trung vào câu hỏi

Trước khi bắt đầu bài thi bạn sẽ được hỏi về tên. Trả lời ngắn gọn. Đừng dài dòng. Khi bạn nghe câu hỏi về gia đình, công việc, trường học, v.v thì mới là lúc bạn nên kéo dài câu trả lời. Nhưng đừng lạc đề và nói luyên thuyên nhé.

broken image

Câu trả lời nên rõ ràng và bạn hãy cố gắng hết sức trả lời câu hỏi. Đừng “bỏ cuộc” nha.

Thay vì nói:

I don’t know… I can’t answer that question.

Hãy nói:

Hmm, that’s a tricky question. Let me think about that… yeah, I guess I would say that…

Nếu bạn cần thêm thời gian để suy nghĩ bạn có thể dùng cách diễn đạt trên hoặc một số cụm từ khác. Ngoài ra paraphrase lại câu hỏi cũng là cách để bạn “câu giờ” đấy. Dù câu hỏi có khó đến đâu, hãy tìm cách liên hệ với vấn đề gần gũi xung quanh và cố gắng trả lời nó nhé.

3. Hãy nhớ rằng giám khảo sẽ không trả lời quá nhiều

Đôi khi bạn sẽ không chắc về câu hỏi của giám khảo. Ví dụ khi được hỏi về “your home” nhiều thí sinh sẽ không biết liệu câu hỏi đang nói đến quê hương của họ hay là nơi họ đang sống.

Nếu bạn không hiểu, hãy lịch sự nhờ giám khảo nhắc lại câu hỏi. Nhưng cũng đừng hỏi lại quá nhiều. IELTS Speaking không chỉ là bài thi nói mà còn là bài thi nghe nữa đó. Thay vì loay hoay không biết “your home” là gì thì bạn cứ chọn 1 trong 2 lựa chọn trên và trả lời thôi.

Thay vì nói:

Should I talk about my home country or Boston?

Hãy nói:

Well, I’d like to talk about Boston, because I’m really starting to feel like this is my second home… Well, I’m only here in Boston for a short time, so I’ll talk about my hometown in [country].

Khi bài thi nói kết thúc, chào rồi đi ra khỏi phòng. Đừng cố gắng níu lại và hỏi giám khảo rằng bạn làm thế nào hay bạn làm có tệ không. Như vậy chỉ tốn thời gian của cả hai thôi vì bài thi nói đều được ghi âm và giám khảo không thể đưa ra bất kì nhận xét gì về bài thi của thí sinh.

4. Tập thói quen trả lời câu hỏi “Tại sao”

Nếu bạn đã từng thi IELTS, bạn sẽ thấy giám khảo thường hỏi “Tại sao”? Bởi vì họ muốn bạn trả lời nhiều hơn nữa để họ có thể đánh giá chính xác năng lực ngôn ngữ của bạn. Tuy nhiên nếu như giám khảo phải hỏi “Tại sao” quá nhiều để bạn có thể cung cấp thêm thông tin thì bạn có thể bị trừ điểm vì thiếu trôi chảy đấy.

broken image

Ví dụ 1:

Giám khảo: What’s your favorite color?
A: Blue, I think.
Giám khảo: Why?
A: I don’t know. I just like it.

Ví dụ 2:

Giám khảo: What’s your favorite color?
B: Blue, I think. Yeah, blue, because it reminds me of the ocean and the sky. I feel calm when I see the color blue. I also like to wear blue – it looks good on me.

(TỔNG HỢP)

Hi vọng với những chia sẻ trên, các bạn có thể cải thiện và hiểu hơn về IELTS Speaking và làm tốt hơn trong lần thi sắp tới nhé!

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0

>> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

>> IELTS Intensive Listening

>> IELTS Intensive Reading

>> IELTS Cấp tốc